12/6/1 Đường số 8, Kp4, P.Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, HCM
kinhdoanhnhomthanh@gmail.com
Nhôm Định Hình ALUMINIUM
Nền Tảng Cho Những Ý Tưởng Vững Chắc
0906 67 40 67
Giờ làm việc: 8h - 17h (Thứ 2 - Chủ Nhật)
Giỏ hàng 0
  • show
  • Slideshow
  • Slide 2
  • side
  • ke nhom
  • dây băng tải
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE: 0906 67 40 67
Phòng Kinh doanh
Phone: 0913928893
Email: kindoanhnhomthanh@gmail.com
Kỹ Thuật
Phone: 0943303085
Email:
Phone:
Email:
Fanpage - Facebook
Video Clip

Quản lý spa là gì? Mô tả các công việc quản lý spa cần nắm trước khi ứng tuyển

Bất kỳ Spa hay cơ sở kinh doanh nào muốn hoạt động hiệu quả đều cần có người quản lý giỏi. Vậy công việc của một người quản lý spa là gì? Cùng VTtech tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Mô tả công việc

Công việc quản lý nói chung hay quản lý spa nói riêng là người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của toàn cơ sở và các nhân viên làm việc tại đó, nhằm đảm bảo doanh số và không ngừng gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

Các công việc chính mà một quản lý spa phải thực hiện là:

  • Quản lý và chịu trách nhiệm về mỹ phẩm, nhân viên, khách hàng và các vấn đề liên quan đến spa.
  • Kiểm tra, giao việc, đốc thúc nhân viên; lưu tâm những góp ý và tạo động lực cho nhân viên
  • Đào tạo và theo dõi nhân viên mới trong việc bán và chăm sóc khách hàng
  • Đảm bảo số lượng, chất lượng và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng
  • Báo cáo tình hình kinh doanh của spa theo tuần/tháng
  • Hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho spa

Dù là spa kinh doanh độc lập hay thuộc một bộ phận trong tổ chức chung cư, khách sạn, nhà hàng,… muốn hoạt động kinh doanh được đồng nhất đều cần có người quản lý chịu trách nhiệm, điều hành, phân công, hướng dẫn, giám sát toàn bộ hoạt động của spa. Cùng xem cụ thể công việc quản lý spa sẽ bao gồm những nhiệm vụ gì ngay sau đây nhé!

Mô tả công việc của quản lý spa

Điều hành công việc kinh doanh của Spa

Nhiệm vụ đầu tiên của một quản lý spa đó là theo dõi điều hành việc kinh doanh của spa bằng cách:

  • Hằng ngày tổ chức buổi họp đầu ca để hướng dẫn, truyền đạt thông tin, nhiệm vụ công việc trong ngày cho nhân viên
  • Phân công nhiệm vụ, vị trí làm việc cho từng nhân viên cụ thể tương ứng
  • Khi spa đông khách, thiếu nhân sự thì trực tiếp hỗ trợ hoặc điều động nhân viên hỗ trợ công việc
  • Tiếp nhận và xử lý các sự việc phát sinh liên quan đến spa, khách hàng và nhân viên
  • Lên kế hoạch, định hướng kế hoạch hoạt động kinh doanh trong tuần/tháng/quý/năm
  • Phối hợp hoạt động với các bộ phận khác, đảm bảo hoàn thành yêu cầu, chỉ tiêu đặt ra

Quản lý nhân viên

Spa của bạn sẽ đông khách nếu bạn có được một đội ngũ nhân viên tận tình và có trách nhiệm với công việc. Việc kinh doanh của spa diễn ra thuận lợi hay không một phần cũng phụ thuộc vào chất lượng phục vụ của nhân viên. Do đó, người quản lý cần có những phương pháp quản lý nhân viên phù hợp và hiệu quả. Những công việc mà người quản lý cần làm để quản lý nhân viên là:

  • Tổ chức các buổi hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng làm việc cho nhân viên
  • Thường xuyên đánh giá kết quả làm việc, năng lực của nhân viên, từ đó có hình thức khen thưởng hoặc kỷ luật hợp lý 
  • Lên kế hoạch tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên
  • Tham gia tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới cho spa
  • Đánh giá kết quả đào tạo và thử việc của nhân viên.

Kỹ năng quản lý nhân viên

Bên cạnh đó, người quản lý phải chắc chắn rằng mình là người công bằng, công tư phân minh. Người quản lý nên phân công trách nhiệm rõ ràng với từng vị trí nhân viên, khuyến khích nhân viên có thái độ phục vụ tận tâm và thân thiện với khách hàng. Ngoài ra, sẽ rất tuyệt nếu spa thường xuyên tổ chức các hoạt động tương tác để nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động của đội ngũ nhân viên.

Quản lý tài chính của spa

Vấn đề doanh thu trong kinh doanh luôn là vấn đề gây đau đầu đối với những chủ spa. Với những spa có quy mô nhỏ thì bạn sẽ là người trực tiếp quản lý doanh thu, kiểm soát các khoản thu chi tại spa bằng cách chú ý đến sổ sách đôi chút. Còn với những spa có quy mô lớn hơn, bạn không thường xuyên có mặt tại đó để quản lý chi tiêu, bạn chỉ biết được những việc đó qua ghi chép của nhân viên phục vụ. Điều này sẽ gây khó khăn trong tính toán doanh thu, số khách của spa.

Người quản lý cần biết cách quản lý doanh thu hiệu quả

Ngày nay, việc sử dụng phần mềm để quản lý spa không còn quá xa lạ, tuy nhiên mỗi nhân viên cần có trách nhiệm về vị trí của mình về nhiệm vụ mà mình phụ trách. Ngoài ra, người quản lý cũng cần phải thường xuyên và đột xuất theo dõi để nắm được số tiền hiện có của spa trong ca làm việc. Trực tiếp theo dõi số lượng tiền tip có trong ca, trực tiếp ký và theo dõi việc hủy hóa đơn bán hàng trong ngày.

Quản lý lịch hẹn

Với những spa có quy mô lớn, việc nắm chính xác lượng lịch hẹn trong ngày và ngày kế tiếp, số lượng khách, thời gian phục vụ, … là điều mà người quản lý cần phải biết rõ. Bên cạnh đó, phối hợp KTV, Bác sĩ để điều phối khách sao cho hợp lý.

Quản lý mỹ phẩm - vật tư điều trị

Quản lý nguyên liệu là công việc khó nhất khi quản lý spa. Người quản lý cần phải theo dõi nguyên liệu của spa vì nếu thiếu nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động điều trị cho khách hàng. Từ đó dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, người quản lý cần phải trực tiếp kiểm tra, theo dõi số lượng, chất lượng công cụ, dụng cụ của spa.

Để định lượng được số vật tư tiêu hao trong 1 lần điều trị không phải là chuyện dễ làm, ngay cả đối với các chuỗi spa, thẩm mỹ lớn họ còn thấy khó khăn và phải có đủ người cho vị trí kiểm kho.

Nguyên liệu spa tiêu hao

Người quản lý sẽ chịu trách nhiệm ký duyệt mua hàng hoá, nguyên vật liệu, công cụ, trang thiết bị cho spa. Tổ chức sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, bảo hành các loại máy móc, thiết bị của spa, hoặc đề xuất mua mới máy móc thiết bị để đảm bảo chất lượng kinh doanh phục vụ được tốt nhất.

Một số công việc khác

Ngoài những công việc quản lý cụ thể hoạt động trong spa, quản lý spa cũng trực tiếp giám sát, thực hiện xây dựng cơ chế giám sát công việc theo các tiêu chuẩn nghiệp vụ cho nhân viên. Đưa ra những đề xuất cải tiến các hoạt động kinh doanh của spa và thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên. Nói nôm na, công việc quản lý spa cũng không khác gì 1 CEO với quy mô thu nhỏ. 

Vậy, mức lương của công việc quản lý này là bao nhiêu?

Người quản lý có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành công của các dịch vụ kinh doanh. Việc lựa chọn một người quản lý có kinh nghiệm, tài năng, trung thực và nhiệt huyết sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề của spa.

Một người có kinh nghiệm quản lý giỏi là người có kỹ năng lãnh đạo, khả năng giám sát nhân viên và thể hiện được tiếng nói của mình đối với nhân viên.

Thế nên, để tuyển dụng được một người quản lý tốt, hãy đề nghị với họ một mức lương hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của họ. Với khối lượng công việc mà người quản lý phải đảm nhận với những kinh nghiệm sẵn có, mức lương của quản lý spa có thể lên đến 14 đến 18 triệu/tháng và có thể cao hơn nữa tùy vào khả năng và thương lượng của bạn.

Bài viết khác
Công ty TNHH Xingfa Window

   Địa chỉ 1: 12/6/1 Đường số 8, P.HBP, Q.Thủ Đức
   Địa chỉ 2: 322 Đường TX14, P. Thạnh Xuân, Quận 12

   Địa chỉ 3: Nguyễn Văn Linh, TP. TDM, Bình Dương

 

   Điện thoại:  0913 928 893 - 0906 67 40 67

   Mail: kinhdoanhnhomthanh@gmail.com

    Website: thanhnhomdinhhinh.net

 
Đăng Ký Nhận Tin
Hãy để địa chỉ email của bạn để nhận thông tin mới nhất từ chúng tôi!
  • icontw.png
  • iconfb.png
  • icongg.png
  • iconYou.png
  • iconIn.png
  • Online: 1
  • Ngày: 60
  • Tuần: 3704
  • Tháng: 26662
  • Tổng: 260024
zalo
0906 67 40 67